Severity: Notice
Message: Only variable references should be returned by reference
Filename: core/Common.php
Line Number: 257
Sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, thậm chí là cả trước khi thụ thai. Dưới đây là một số lưu ý bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.
Axit folic là một dạng vitamin B. Nhiều khuyết tật thai nhi xảy ra rất sớm ở đầu thai kỳ (có thể là trước khi người phụ nữ biết mình mang thai) như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, liệt các chi, não úng thủy, nứt đốt sống… (khiếm khuyết có nguồn gốc từ dị tật ống thần kinh thai nhi). Phụ nữ bổ sung đầy đủ đủ lượng axit này trước và trong thời gian mang thai giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi hiệu quả, đặc biệt là dị tật bẩm sinh ở não và cột sống (thiếu não và nứt đốt sống).
Bên cạnh việc uống viên axit folic, mẹ bầu có thể bổ sung chất này từ thực phẩm giàu axit folic trong các thức ăn hàng ngày như các loại rau xanh lá thẫm (rau bina, cải xoăn, xà lách,...), măng tây, súp lơ xanh, các loại quả họ nhà cam, các loại đỗ, quả bơ, đậu bắp, giá đỗ, các loại hạt, lơ trắng, củ dền, ngô, cần tây, cà rốt và bí đỏ.
Các háo chất độc hại ở đây chủ yếu là các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các hóa chất độc hại có khả năng tiếp xúc hàng ngày như các chất tẩy rửa, các khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy, các khu công nghiệp, hay đơn giản là uống các thuốc điều trị bệnh trong thời kì mang thai mà không có sự tư vấn, chỉ định của chuyên gia.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời kì mang thai làm tăng khả năng thai nhi sinh mang dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi. Vì vậy các bà mẹ trong thời kì mang thai cần chú ý tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất đọc hại từ môi trường và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp cặp vợ chồng có tiền sử xảy thai, sinh non, con bị dị dạng hoặc tiền sử gia đình có người từng mắc các bệnh về di truyền, thì cặp vợ chồng nên thực hiện các giám định di truyền trước khi xác định mang thai. Xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật mà thai nhi có thể mắc phải. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho vợ chồng bạn để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.
Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi, đặc biệt là các bệnh liên quan đến phần phụ như nhiễm trùng, cảm cúm,… Vì vậy, trước và trong thời gian mang thai thai phụ cần chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh nơi ở, làm việc thoáng đãng, không để vi khuẩn gây bệnh phát sinh. Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần chú ý tiêm chủng đúng và đủ mũi cần thiết để tăng cường miễn dịch, tránh việc nhiễm khuẩn có hại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là các mũi tiêm chủng trong thai kỳ như: uốn ván, viêm gan B, rubella….
Bất kì thai phụ nào cũng có khả năng mang thai mà thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các dị tật mà nguyên nhân là do các bất thường về di truyền. Vì vậy, chú ý khám thai định kì để kiểm tra khả năng mang dị tật bẩm sinh của thai nhi và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh nếu kết quả siêu âm là mang nguy cơ cao là rất cần thiết cho thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh thông thường hay được sử dụng hiện nay bao gồm: siêu âm, sàng lọc huyết thanh, chọc ối, sinh thiết gai nhau. Bên cạnh đó, sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT - non invasive prenatal testing), với việc sử dụng máu mẹ để đáng giá nguy cơ mặc một số dị tật do rối loạn di truyền của thai nhi, từ đó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi cũng đang được chú ý và đưa vào áp dụng, hứa hẹn là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh mang nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều trong tương lai.
MAI ANH - TỔNG HỢP